Cách tính phí quản lý vận hành chung cư hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp quản lý vận hành nếu muốn tối ưu quản lý chung cư và làm hài lòng cư dân thì cần phải có cách tính phí quản lý vận hành rõ ràng và minh bạch. Việc công thức hóa phí quản lý chung cư rõ ràng không chỉ khiến cư dân trong tòa nhà hài lòng mà còn tăng cường hiệu quả kinh doanh và xây dựng thương hiệu uy tín cho doanh nghiệp.

Dưới đây là những cách tính phí quản lý vận hành chung cư hiệu quả dành cho các đơn vị quản lý tòa nhà.

  1. Những nguyên tắc căn bản đối với Ban Quản Trị Nhà Chung Cư

1. Công thức tính phí quản lý vận hành chung cư được tính như thế nào ?

Theo như quy định của nhà nước, phí quản lý vận hành chung cư chính là khoản chi phí không được tính vào giá bán căn hộ chung cư, và cư dân trong tòa nhà đều phải có trách nhiệm đóng phí quản lý vận hành hàng tháng hoặc định kỳ theo quý, năm theo như quy định của ban quản lý tòa nhà.

Điều này cũng khiến các khoản phí quản lý vận hành chung cư tại nhiều nơi không có sự giống nhau.

Trong đó những khoản phí quản lý vận hành chung cư hầu hết đều được dùng vào mục đích quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật, an ninh bảo vệ, vệ sinh khu vực chung, chăm sóc cảnh quan, hệ thống thang máy, máy bơm, quạt,…

Công thức tính phí quản lý vận hành chung cư được tính theo cách thức :

Diện tích thông thủy căn hộ x giá dịch vụ quản lý (đối với căn hộ chung cư)

Diện tích sàn sử dụng x giá dịch vụ quản lý (đối với khu nhà ở thấp tầng như biệt thự, liền kề, nhà phân lô…)

Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng tiền Việt Nam đồng và tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (xác định theo diện tích thông thủy).

Đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp thì giá dịch vụ quản lý vận hành áp dụng đối với phần diện tích chung cư, dịch vụ thương mại và diện tích thuộc sở hữu riêng dùng làm chỗ để xe ô tô được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên

Đây cũng là công thức quy chuẩn trong các văn bản quy phạm của pháp luật, giúp các doanh nghiệp quản lý vận hành có thể tính phí quản lý tòa nhà minh bạch và rõ ràng, quy chuẩn được khoản phí hợp lý để quản lý tòa nhà tối ưu nhất, đảm bảo sự hài lòng của cư dân cũng như lợi nhuận tối thiểu cho doanh nghiệp.

2. Phí quản lý tòa nhà thường được sử dụng vào những việc gì ?

Để quản lý vận hành tòa nhà chung cư  hiệu quả, ban quản lý cùng chủ đầu tư phải đảm bảo các dịch vụ vệ sinh, an ninh, trật tự vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật, lễ tân, chăm sóc cây xanh….

Trong đó những khoản chi phí cơ bản dùng tới phí quản lý vận hành bao gồm :

Phí quản lý tài chính

Phí dành cho hoạt động quản lý khách hàng, cư dân

Phí dành cho hoạt động quản lý nhân sự

Phí dành cho hoạt động quản lý hệ thống kỹ thuật

Phí an ninh bảo vệ.

Phí vệ sinh khu vực chung như hành lang, đường nội bộ…

Phí chăm sóc cảnh quan

Tiền nước cho các khu vực công cộng.

Tiền điện dành cho thang máy, máy bơm, quạt và các khu vực công cộng.

Phí sửa chữa các thiết bị trong khu vực chung.

Được diễn ra trơn tru và hiệu quả. Đây cũng là những dịch vụ cần chi trả. Điều này cho thấy chi phí vận hành tòa nhà còn được xem là những chi phí dịch vụ trong tòa nhà chung cư.

Việc quản lý chi phí vận hành tòa nhà chung cư  hiệu quả có thể xem là một trong những thách thức cũng như khó khăn của chủ đầu tư cùng đơn vị quản lý vận hành.

Những chi phí quản lý trong tòa nhà là khoản phí duy trì toàn bộ hoạt động vận hành của tòa nhà chung cư, đảm bảo cho doanh nghiệp thuê chung cư có thể hưởng toàn bộ dịch vụ trong tòa nhà tối ưu, đảm bảo kinh doanh thuận lợi hơn.

Đứng trước những khó khăn rõ ràng trong công tác quản lý vận hành tòa nhà chung cư, việc làm sao để tiết kiệm chi phí dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp và ổn định trở thành bài toán khó của hầu hết chủ đầu tư cùng doanh nghiệp quản lý vận hành.